Địa chỉ: Số 48 Ngõ 111 Đường Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
hotline-gif
Hotline tư vấn 24/7

0866503536 - 0333491111

Quét mã Qr để đăng ký học nghề

Dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

14-11-2019
47

Đề án “Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020” trên quy mô cả nước theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng nông thôn ĐBSCL.

Đề án “Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020” trên quy mô cả nước theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng nông thôn ĐBSCL.

Ấy nhưng, hiệu quả tới đâu sẽ còn tùy thuộc rất lớn vào việc triển khai các giải pháp thực hiện ở từng địa phương...
Nông dân cần học nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khởi động... không xuôi

Ấy nhưng, tuy số LĐ chưa qua đào tạo nghề còn nhiều, song có đến 85 – 90% số hộ được khảo sát cho biết không có nhu cầu học nghề! Khi khảo sát xong, kết quả tại các địa phương khác trong vùng có lẽ cũng không khác biệt mấy so với kết quả tại Vĩnh Long. Ông Nguyễn Văn Phúc ở ấp 1 (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) bộc bạch: “Thực tế tôi thấy không ít người nghèo ở nông thôn không có việc làm, nhưng nhà nước mở lớp dạy nghề miễn phí lại không chịu đi học...”.

Thật ra, đây không phải là một kết quả hoàn toàn bất ngờ. Lâu nay, việc vận động LĐ nông thôn học nghề ở nhiều địa phương trong vùng không hề dễ dàng. Tại Hậu Giang, đợt khảo sát 500 hộ nông dân có đất đã và sẽ bị thu hồi do Sở LĐTBXH tiến hành cho thấy, số LĐ có nghề chỉ chiếm 10%. Dù vậy, trong tổng số 1.600 LĐ thuộc số hộ này được phỏng vấn đa số đều không định hướng được việc học nghề. Nhiều người trong số đó tỏ ra băn khoăn về việc học nghề.

Thời gian qua, mỗi năm các địa phương vùng ĐBSCL đầu tư từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng/địa phương để tổ chức dạy nghề miễn phí cho LĐ nông thôn. Dù đi học được trợ cấp tiền ăn (10.000 đồng/ngày), nhưng việc thu hút học viên khá trầy trật. Theo Phó Bí thư Quận đoàn Thốt Nốt (Cần Thơ) Huỳnh Thanh Nghị, vận động LĐ nông thôn học nghề rất khó. Có lớp chỉ chiêu sinh 30 học viên, song ngày khai giảng phải dời đi dời lại mấy lần vì không đủ người theo học.

Ở xã Tân Nhuận Đông (TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp), năm 2009 chiêu sinh 2 lớp dạy nghề đan bội, đan ghế mây nhựa miễn phí với “bảo chứng”: Học xong không sợ thất nghiệp. Ấy nhưng, sau mấy tháng vận động chỉ có... 10 người đăng ký học! Ở Vĩnh Long, có trung tâm dạy nghề - giới thiệu việc làm cấp huyện không sử dụng hết kinh phí phục vụ dạy nghề miễn phí cho LĐ nông thôn  - dù chỉ 500 triệu đồng/năm – vì nhiều lớp dạy nghề không mở được do chiêu sinh không đủ học viên.
LĐ nông thôn thiếu việc làm, nhưng vận động đi học nghề không dễ

Vết xe cũ liệu có lặp lại?
So với việc tổ chức dạy nghề cho LĐ nông thôn lâu nay, đào tạo nghề cho LĐ nông thôn theo “Đề án 1956” có quy mô lớn hơn nhiều: Tổ chức trên phạm vi cả nước, thực hiện trong 10 năm với kinh phí đầu tư lên đến 26.000 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Ngoài đào tạo nghề 2 nhóm nông nghiệp, phi nông nghiệp, còn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Cái cốt lõi của việc đào tạo nghề lần này so với dạy nghề cho LĐ nông thôn những năm qua chính là chuyển từ phương thức đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu.

Vì vậy, rõ ràng nếu các địa phương vùng ĐBSCL vẫn triển khai theo kiểu “bình mới rượu cũ” thì rất khó đạt hiệu quả. Việc khó vận động LĐ nông thôn học nghề trong thời gian qua có một phần do nhận thức của chính người LĐ. Tuy nhiên, hiệu quả từ việc dạy nghề mang lại lợi ích cho người LĐ không cao cũng có tác động không nhỏ.

Theo ông Huỳnh Văn Gọn ở xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), các lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn thời gian qua mở nhiều, nhưng hiệu quả không cao vì học xong không có việc làm thường xuyên, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Còn bà Nguyễn Thị Mạnh ở xã Trường Xuân (huyện Thới Lai, Cần Thơ) kể rằng: Học nghề đan thảm xong, được một cơ sở sản xuất cung ứng nguyên liệu làm gia công. Tuy nhiên, cặm cụi cả ngày đan được 4 tấm, tiền công chỉ tròm trèm 10.000 đồng!

Sự kiện 17 nông dân Khmer ở Trà Vinh tự bỏ tiền túi hợp đồng kỹ sư chuyển gia kỹ thuật canh tác cho thấy: Nếu việc dạy nghề mang lại hiệu quả cao, lợi ích thiết thực thì nhiều LĐ nông thôn sẽ tham gia học nghề. Tuy nhiên, những hạn chế của việc dạy nghề cho LĐ nông thôn thời gian qua ở ĐBSCL đang khiến cho việc vận động LĐ nông thôn học nghề theo “Đề án 1956” trở nên khó khăn.

Vì vậy, ngoài việc tìm phương thức vận động phù hợp, các biện pháp tổ chức dạy nghề cho LĐ nông thôn lần này phải khắc phục cho được những bất cập trước đây khiến LĐ nông thôn ngán ngại học nghề. Sẽ là lãng phí nếu như toàn vùng tiêu tốn cả trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng việc tổ chức dạy nghề cho LĐ nông thôn theo “Đề án 1956” ở các địa phương vẫn rơi vào tình trạng “bình mới rượu cũ”!

033 349 1111
Top