Địa chỉ: Số 48 Ngõ 111 Đường Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
hotline-gif
Hotline tư vấn 24/7

0866503536 - 0333491111

Quét mã Qr để đăng ký học nghề

NỖI NIỀM NGƯỜI THỢ SỬA CHỮA XE MÁY

18-10-2023
17

Thời gian gần đây, câu chuyện giáo dục việc làm đang trở thành chủ đề nổi cộm được chú ý, quan tâm của dư luận. Điều này càng trở nên cấp bách hơn khi ngày càng có nhiều trường, loại hình đào tạo được mở ra thu hút số lượng đông đảo học viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực do không thể nào tuyển được ứng viên phù hợp.

Thiếu hụt nhân lực

Vấn đề thiếu hụt tay nghề người thợ đang dấy lên hồi chuông cảnh báo cho nền giáo dục sau phổ thông. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho các bạn học sinh, sinh viên khi cứ chạy theo mơ ước xa vời trong việc chọn trường, chọn ngành sau khi tốt nghiệp. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi chúng ta thừa đội ngũ học làm “thầy” nhưng lại thiếu trầm trọng công nhân lành nghề, kỹ thuật cao. Rất nhiều học viên tốt nghiệp nhưng vẫn không đủ cung cấp cho doanh nghiệp ngay cả khi đã được đặt hàng trước, đặc biệt ở các ngành như cơ khí, thợ máy…

Đơn cử một nghề hiện đang hot trong xã hội, nghề sửa chữa xe máy. Hiện cả nước có khoảng 20 triệu người sử dụng các phương tiện di chuyển cá nhân. Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình cứ 100 người thì cần một thợ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Vậy tính ra chúng ta sẽ cần rất nhiều thợ sửa chữa xe máy để phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, theo ước tính của Bộ GTVT, với mức phát triển như hiện nay thì đến năm 2024, chúng ta có khoảng 48 triệu xe máy. Như vậy, nhu cầu nguồn nhân lực về thợ máy trong tương lai sẽ còn tăng cao hơn nữa.

 

Lớp học nghề xe máy

 

Lớp sửa chữa xe máy trường giáo dục dạy nghề Thanh Xuân ( 42 Ngõ 111 Nguyễn Xiển )

 

Thay đổi suy nghĩ về nghề thợ máy

Tuy nhiên, cộng đồng vẫn chưa đánh giá cao vai trò của người thợ. Có nhiều ý kiến cho rằng họ lấm lem dầu nhớt; ít kiến thức hiểu biết; thợ sửa xe chỉ là sự lựa chọn “sau cùng” khi không còn chọn được nghề nào để vào đời… Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, mỗi chúng ta luôn rất cần và tin tưởng đến người thợ khi mang xe đến sửa chữa. Anh H. (quận thanh xuân) tâm sự: “Khi bắt đầu đi theo nghề sửa xe, tôi rất mặc cảm về bản thân mình. Cứ mỗi sáng ăn vội chút gì đó rồi lại tất tả ra phụ việc ở cửa hàng ông chủ. Lúc đó tôi còn nhỏ nên cũng có cảm giác sờ sợ mỗi khi khách hàng yêu cầu làm gì đó. Bởi thái độ của họ tạo cho tôi lối suy nghĩ rằng mình là kẻ làm công, còn họ trả tiền nên là người ra lệnh. Mọi ánh nhìn khinh thường đổ dồn vào tôi mỗi khi nói về nghề nghiệp của mình. Tất nhiên không phải ai cũng thế. Bây giờ, khi đã lớn, tôi rất hài lòng vì có cửa hàng riêng, khách hàng ổn định, thu nhập vừa đủ và nhất là gia đình tôi rất hạnh phúc”.

Anh X., chủ cửa hàng sửa xe q. Ba Đình , chia sẻ: “Đúng là xã hội vẫn xem những người làm nghề này thuộc loại thấp kém. Danh từ người thợ thật quá xa xỉ với chúng tôi vì ít khi được gọi như thế. Nhiều người vẫn cho rằng trình độ học thức không có nên mới theo cái nghề này nhưng chẳng có gì tự dưng mà biết được, tất cả chúng tôi cũng phải trải qua quá trình học, tìm tòi, nghiên cứu bài bản. Sau đó là một quãng thời gian để áp dụng cái mình học được vào thực tế. Không chỉ sửa chữa, một người thợ lành nghề có thể sáng tạo ra những thiết bị mới, hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhiều hơn nữa. Đó là điều đáng tự hào mà không phải ai cũng làm được”.

Cần sự cởi mở từ cộng đồng

Thực ra có nhiều con đường đến với nghề thợ máy. Tuy nhiên, để có thể trụ vững, phát triển thì người thợ phải có sự yêu nghề, niềm say mê về động cơ, xe máy. Bên cạnh đó, việc trau dồi, nâng cao kỹ thuật, học hỏi mỗi ngày để hoàn thiện hơn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, cộng đồng thợ xe máy ngày càng lớn mạnh nhằm đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Vì thế, chúng ta cần có những cái nhìn cởi mở, thân thiện hơn. Điều đó giúp họ có thể tự hào về công việc và sự đóng góp của mình.

033 349 1111
Top